Chương 1: Ám ảnh rình rập

"Cháu tên Tôn Hiểu Cường. Năm nay cháu 16 tuổi. Cha cháu mất trong một vụ tai nạn giao thông khi cháu 10 tuổi, thế nên cháu vẫn sống cùng mẹ từ đó đến nay.

Mẹ cháu rất thương cháu, cực kỳ thương luôn. Cháu cũng không hề cảm thấy mình thua kém bọn trẻ khác vì cha mất sớm, do mẹ luôn dành ánh mắt yêu thương nồng nàn cho cháu. Dù có đi đến phương trời nào, cháu vẫn cảm nhận được sự ấm áp của Mẹ. Với cháu, bấy nhiêu đã đủ lắm rồi.

Mẹ thích dõi theo cháu, thích quan sát cháu lớn lên từng ngày, nhìn cháu trưởng thành qua tháng năm. Cháu biết, trong mắt của mẹ, cháu chính là sự người nối tiếp sự sống của cha, cũng là hy vọng sống sót duy nhất của bản thân mẹ. Hai mẹ con cháu nương tựa nhau mà sống không phải là một việc rất tốt sao?

Năm nay cháu lên lớp 10. Trường học không xa nhà lắm. Sau khi tan học, cháu chỉ cần đi khoảng mười mấy phút là về đến khu phố nơi cháu ở. Mỗi khi về tới cổng vào khu phố, chỉ cần cháu ngẩng đầu nhìn lên ban công nhà là có thể thấy mẹ đang đứng ở phòng bếp.

Mẹ đang chờ cháu về nhà, mẹ đang mong đợi cháu quay lại.

Cháu biết, chắc chắn là mẹ đã nấu xong bữa tối ngon lành cho cháu.

Sau khi về nhà, cháu sẽ tắm rửa sạch sẽ rồi ngồi trên bàn ăn chuẩn bị ăn cơm, mẹ sẽ bới cơm rồi ngồi nhìn cháu ăn. Bản thân mẹ thì không ăn cơm, mẹ nói là thích nhìn cháu ăn cơm bà nấu, điều đó làm mẹ vui sướng và cảm thấy cuộc sống này có ý nghĩa hơn rất nhiều.

Phải rồi, bác sĩ Từ! Cháu quên mất, do vấn đề sức khỏe nên từ sau khi cha qua đời, mẹ cháu cũng không còn đi làm nữa. Nhưng nhờ có tiền bồi thường tai nạn của cha nên hai mẹ con cháu không phải lo chuyện cơm ăn, áo mặc.

Sau khi dùng cơm tối xong, cháu sẽ bắt đầu học bài. Mẹ thích ngồi cạnh mép giường của cháu, vừa đan áo len vừa nhìn cháu học bài. Cháu đã quen có mẹ ngồi bên cạnh, điều này làm cháu có cảm giác an toàn hơn.

кyhuyenⓒom. Nhất là ánh mắt của mẹ, luôn dịu dàng như vậy.

Nhưng gần đây, cháu bỗng nhiên cảm thấy khó chịu trước ánh mắt của mẹ.

Khi cháu về nhà, mẹ vẫn đứng ở cửa sổ phòng bếp nhìn cháu, vẫn lẳng lặng nhìn cháu ăn cơm, lúc cháu làm bài tập bà vẫn ngồi trên giường vừa đan áo vừa nhìn cháu.

Nhưng có một ngày, lúc cháu đi WC sau khi làm bài tập xong đã vô tình bắt gặp ánh mắt của mẹ qua khe cửa khép hờ của phòng vệ sinh.

Mẹ lại đứng ngoài cửa WC nhìn cháu đi vệ sinh.

Cháu đã lớn rồi, không còn là trẻ con phải nhờ mẹ tắm táp rửa ráy cho nữa, cho nên lúc ấy cháu rất hoảng, sau đó kêu một tiếng 'mẹ!'

Tiếp theo, ánh mắt ngoài khe cửa cũng biến mất, cháu biết mẹ đã đi rồi. Sau khi ra khỏi phòng vệ sinh, cháu thấy mẹ đang ngồi xem TV ở sô pha.

Cháu có hỏi tại sao mẹ lại đứng trước cửa phòng vệ sinh.

Mẹ nói là mình không hề đứng trước cửa phòng vệ sinh, nãy giờ mẹ vẫn luôn ngồi xem TV ở đây.

Cháu biết mẹ nói dối, vì trong nhà này chỉ có hai mẹ con mà thôi. Hơn nữa, khi ngồi trên bồn cầu nhìn ra, cháu thấy rõ đó là mép quần thêu hoa mà mẹ mặc hôm nay. Chắc chắn người đứng nhìn lén ở sau cánh cửa nhà vệ sinh là mẹ, nhưng bà không chịu nhận, cháu cũng bó tay.

Sau đó, một buổi tối nọ, trong khi cháu đang ngủ... À mà khoan đã, để cháu miêu tả sơ qua về nhà cháu. Cháu ở ngôi nhà thuộc dạng có hai phòng ngủ, một phòng khách, cháu và mẹ ngủ mỗi phòng khác nhau.

Hôm đó cháu thức dậy giữa đêm vì khát nên ngồi dậy định tìm nước uống. Cháu hay để một chai nước suối cạnh đầu giường do thói quen nhiều năm nay.

Nhưng vừa ngồi dậy, cháu lại phát hiện cửa phòng đang mở hờ. Bác sĩ Từ! Nhà cháu nằm sát rìa khu phố, nhờ có xe cộ qua lại và ánh đèn đường chiếu vào, trong khi rèm cửa sổ không dày lắm, nên dù không bật đèn vẫn có thể nhìn mọi thứ xung quanh khá rõ ràng.

Cháu nhìn thấy một đôi mắt sau khe cửa! Đó là mẹ, chắc chắn là mẹ! Mẹ đứng sau khe cửa. Trong khi cháu ngủ, mẹ vẫn đứng sau khe cửa để nhìn cháu, cứ nhìn lăm lăm như thế. Lúc đó cháu đã thét toáng lên vì sợ.

кyhuyenⓒom. Thế rồi ánh mắt sau khe cửa biến mất. Mẹ đã đi khỏi, rồi cháu nghe tiếng bật đèn bên phòng của mẹ. Chắc là mẹ đã quay lại phòng mình.

Cháu ngồi trên giường, mất khoảng 15 phút đồng hồ mới bình tĩnh lại. Bác sĩ Từ, chắc là chú khó mà tưởng tượng ra được cái cảm giác của cháu khi đó. Cháu không chạy sang phòng mẹ ngay, mà cứ ngồi trên giường như thế. May mà khi đó trời cũng gần sáng, cháu đành thức dậy, đánh răng rửa mặt rồi đến trường.

Lúc cháu làm vệ sinh cá nhân xong, ra ngoài thì mẹ đã thức dậy rồi. Mẹ đang chuẩn bị bữa ăn sáng cho cháu trong bếp. Cháu ngồi xuống bàn ăn, chẳng nói chẳng rằng mà cắm đầu nhai ngấu nghiến bát mì mà mẹ cháu dọn ra. Mẹ vẫn ngồi cạnh bàn ăn, quan sát cháu như cũ.

Cháu không hề hỏi tại sao mẹ lại không chịu ngủ mà đến rình rập cháu làm gì. Cháu sợ làm mẹ buồn, ngộ nhỡ mẹ chỉ giật mình giữa đêm rồi muốn qua xem cháu ngủ có đắp kỹ chăn hay không mà thôi thì sao.

Sau này, lúc đi vệ sinh cháu đã khóa trái cửa bên trong lại. Buổi tối đi ngủ, cháu cũng không quên khóa trái cửa phòng.

Cháu hy vọng mẹ hiểu rõ thái độ của cháu. Cháu biết mẹ rất quan tâm cháu, nhưng cháu cũng cần không gian riêng tư. Thế nhưng, cháu không muốn tổn thương tình yêu của mẹ dành cho cháu. Mẹ đã khổ lắm rồi.

Cháu nghĩ, cháu và mẹ nên thông cảm cho nhau.

Thực tế, trong những ngày tiếp theo thì cuộc sống của cháu cũng yên tĩnh hơn.

Hai ngày kể từ sau đêm ấy, dường như cháu nghe thấy âm thanh nạy khóa vào buổi tối. Nhưng cháu đã khóa trái cửa, mẹ không thể vào được.

кyhuyenⓒom. Cháu tin rằng mẹ sẽ biết rõ được ý nghĩ của cháu. Mẹ sẽ thông cảm và hiểu cho cháu. Con trai của mẹ đã trưởng thành, cần có không gian độc lập.

Chỉ như vậy thôi, cháu trải qua quãng thời gian nửa tháng rất yên bình. Cháu vẫn rất yêu thích hình ảnh mẹ chờ cháu tại ban công nhà bếp mong cháu về, thích thú với việc mẹ ngồi bên cạnh xem cháu ăn tối. Cháu cũng không ngại việc mẹ ngồi đan áo bên cạnh khi cháu học bài hằng đêm.

Cuộc sống này đã quay lại thời khắc êm ấm như xưa. Ít nhất thì khi đó, cháu đã cảm thấy như thế.

Chỉ là...

Đêm ấy, cháu vẫn thức dậy uống nước. Cửa đang khóa trái. Cháu vẫn giữ thói quen này. Nhưng khi uống nước, cháu bỗng nhìn thấy một chấm đen ở vách tường đối diện.

Khi đó, cháu cứ tưởng đó là một con sâu bò lên tường nên lấy một tờ giấy, định qua xử lý con côn trùng đó. Nhưng khi đến gần, cháu đã nhận rađó chẳng phải là sâu gì cả, mà là một cái hốc nhỏ xíu ngay trên vách tường!

Phòng ngủ của mẹ và cháu chung vách. Sau cái hốc này chính là phòng ngủ của mẹ. Lúc đó, cháu cũng không suy nghĩ quá nhiều, mà cúi đầu xuống, áp mắt nhìn vào cái hốc đó.

Sau đó...

Dù ánh sáng không rõ lắm, nhưng cháu đã trông thấy một con mắt khác cũng đang áp vào cái hốc đó để nhìn qua đây!

кyhuyenⓒom. Lúc đó, toàn thân cháu cứng đờ vì sợ rồi ngã nhoài xuống đất.

Cháu điên tiết lên, mở tung cửa phòng, xông ra ngoài. Sau đó, cháu đẩy cửa phòng ngủ của mẹ ra, hỏi mẹ tại sao lại như thế. Hỏi nguyên nhân vì sao mẹ lại đục cái hốc đó!

Mẹ nhìn cháu bằng một gương mặt đầy ngơ ngác. Mẹ bảo là chẳng hiểu gì cả. Mẹ còn nói cái hốc đó đã có từ lúc sửa nhà ngày xưa.

Cháu và mẹ cãi nhau rất lâu, và chắc chắn là cháu không nhìn lầm. Nhưng mẹ cứ không chịu nhận, được rồi, cháu biết làm gì bây giờ? Cháu đành quay lại phòng ngủ của mình.

Ngày hôm sau, khi tan trường về nhà, cháu bèn tìm đồ chặn cái hốc đó lại, rồi dáng băng keo màu đen lên. Nhưng do cảm giác chưa đủ an toàn, cháu lấy một cái ghế có lưng tựa chắn ngang nơi đó. Làm như thế, dù có dùng mảnh gỗ đâm thủng lớp băng keo thì cũng không thể nào thấy được cháu.

Sau đó, cháu tiếp tục nằm chờ.

Thấy cái ghế không hề động đậy, cháu rất yên tâm, ngủ một giấc ngon lành.

Cứ nghĩ ngày tiếp theo cũng thế, nào ngờ khi cháu chuẩn bị ngủ, cháu lại phát hiện một cái hốc khác vừa được đục thủng ngay trên vách tường.

Cháu giận lắm, lại cãi một trận với mẹ. Thế mà mẹ vẫn khăng khăng là chẳng biết mô tê chi cả, mẹ không dám nhận!

Cháu đành bó tay, tiếp tục che kín cái hốc thứ hai. Để rồi...

Ngày thứ ba…

Ngày thứ tư…

Ngày thứ năm…

Ngày thứ sáu...

Mỗi ngày, chỉ cần cháu bịt kín một cái hốc thì ngày hôm sau mẹ cháu lại đục thủng một cái hốc mới. Cháu biết, mẹ muốn quan sát cháu mỗi ngày, nhưng cũng ép cháu sắp điên lên đây.

Bác sĩ Từ, chú có tưởng tượng ra được cảnh tượng mà phòng ngủ của cháu có tới hàng chục cái hốc nhỏ trên tường không?

Rốt cuộc, có một ngày, cháu hết nhịn nổi. Cháu vào nhà bếp, lấy bột tiêu mang vô phòng ngủ của mình. Chờ đến khi cái hốc mới lại xuất hiện vào buổi tối thì cháu bước đến, cúi đầu xuống. Vừa nhìn thấy ánh mắt của mẹ ở phía bên kia, cháu lập tức hất mớ bột tiêu này về phía bên kia.

Thế rồi, cháu lại luống cuống tay chân. Cháu cảm giác mình thật xấu xa, quá trẻ trâu. Mẹ đã vì cháu mà sống cuộc đời cơ cực, trong khi cháu lại tự do, buông thả. Chẳng phải mẹ chỉ muốn nhìn cháu thêm một chút hay sao? Tại sao cháu lại tổn thương mẹ chứ?

Thậm chí cháu không dám đi sang căn phòng sát vách, cứ nơm nớp lo sợ như thế rồi quay lại giường nằm.

Trong bữa sáng ngày hôm sau, cháu nhìn thấy mắt mẹ sưng đỏ lên. Đó là do bột tiêu gây ra. Cháu nói lời xin lỗi mẹ, nhưng cũng mong mẹ đừng làm thế nữa. Mẹ hỏi cháu đang nói xàm gì đó, vì mắt của mẹ chỉ bị nhiễm trùng mà thôi, tối nay nhỏ thuốc là ổn.

Cứ như thế mãi, cháu ngủ ít dần. Tinh thần của cháu càng lúc càng suy sụp. Cứ đến giờ tan trường là cháu rất hốt hoảng, cảm giác bản thân mình tựa như một xác chết di động vậy.

Mãi cho đến...

Đêm hôm đó...

Cháu hoàn toàn bùng nổ...

Mọi sự sợ hãi, uất ức, tức giận, khó hiểu đều bị thiêu đốt bùng lên ở ngay khoảnh khắc đó.

Cháu cầm cây bút bằng kim loại của mình... bước về phía bức tường với những hốc nhỏ chằng chịt kia.

Cháu nhắm ngay cái hốc vừa mới xuất hiện ngày hôm nay...

… Đâm thẳng cây bút bằng kim loại vào.

Máu...

Cháu thấy máu chảy ra từ cái hốc đó.

Máu dính đầy tay cháu.

Máu đổ đầy trên mặt đất.

Máu lấm lem khắp vách tường.

Máu thấm đẫm mọi nơi.

Và đó chính là máu của mẹ cháu!"

Hãy tắt ads block nếu nội dung không được hiển thị